“Ông trời ác thế? Con tôi chưa đầy tuổi mà”,
người mẹ trẻ ôm mặt gào khóc. Nước mắt lã chã qua kẽ ngón tay. Đột nhiên, một
người đàn ông trong góc phòng cất tiếng: “Khóc làm gì?!”.
Người mẹ trẻ kia không quen anh ta. Nhưng mấy từ khô khốc đó như một liều thuốc cắt cơn, khiến chị ngừng ngay cơn nấc. Tôi chợt hiểu, nếu người mẹ, người cha quỵ trong lúc này, thì con họ sẽ ra sao? Nước mắt người đàn ông lăn lộn với đứa con bị ung thư máu kia, đã bị cô lại mất rồi.
Bé Minh khóc u a, chị Hoa dịch ngay tiếng u a ấy thành tiếng “ăn”. Chị nựng: “Ăn à con? Mẹ cho ti ti nhé! Ti ti nào!”. Chị đưa cả hai tay nâng cái đầu to tướng vì mắc bệnh não ngập nước của bé Minh, ầng ậng nói với tôi: “Đầu bé nặng lắm”. Minh khuơ khuơ hai chân, hai tay tí xíu, cái đầu phồng như quả bóng bay, nhẵn bóng, không tự nghiêng cái đầu nặng nước tìm bầu vú mẹ được, lại u a, u a.
Chị Hoa hai tay nghiêng đầu con vào ngực mình, rồi rút bàn tay phải ra vuốt ve thằng bé. Chỉ riêng cái đầu 7 tháng tuổi này, có lẽ đã nặng bằng cả chân tay thân mình nó cộng lại. Minh ngậm được vú mẹ, mút chóp chép ngon lành. Bé hân hoan đón dòng sữa mẹ như thể căn bệnh não quái ác kia chưa từng hành hạ nó.
Bé như phiêu diêu trong niềm du lạc của sự ngọt ngào, như quên đi hết thảy những cơn co cứng người, đau đớn vì sự hành hạ của bệnh tật, quên đi những lúc mẹ ôm bé lao vào phòng cấp cứu. Giờ này, bố đang trát từng bay vữa, xếp từng viên gạch để gom góp tiền cuối tuần mang lên thuốc thang cho bé.
Bé bé bỏng quá, chỉ có thể u a, đâu đã một lần được gọi tiếng mẹ, đâu đã một lần gọi được tên cha, đâu có thể hiểu được nỗi đớn đau khi số tiền com cóp được để chữa bệnh cho con bị móc hết trên xe buýt. Cha bị móc túi mất tiền chữa bệnh cho con, tự đấm ngực dằn vặt, cả bệnh viện Nhi này biết, mà bé con, chưa đủ lớn để 1 lần thấy sự đau đớn dằn vặt ấy của cha.
Tôi và chị Hoa, cuối cùng đều ngồi im lặng. Lời nào, thanh âm nào lúc này, cũng là sự thừa thãi, vô duyên.
Mì tôm hay cao lương mĩ vị đều như rơm
Hôm nay, lớp học hi vọng vắng hơn. “Trở trời, các con lại mệt hơn đây”, cô phụ trách lớp học thở dài thườn thượt, nhìn ra ngoài trời mưa bụi đang giăng. Một bé trai lảo đảo đi ra khỏi lớp, mặt tái dại, bước chân run. Các cô chú tình nguyện viên vội đỡ bé đưa trở về khoa điều trị.
10h, lớp học bắt đầu. Mẹ bé Lê Hồng
Sơn, chị Trương Thị Hạnh ở thôn Trường Xuân, xã Xuân Dương (huyện Thanh Oai, Hà
Nội) mang thêm cho con cái áo khoác nhưng bé mải mê với những trò chơi của buổi
học tiếng Anh nên không thấy lạnh.
Vậy là chị Hạnh ôm chiếc áo khư khư trên tay, đứng dựa vào khung cửa kính ngoài hành lang nhìn đau đáu vào lớp học. Thỉnh thoảng, lại có dăm người lố nhố ở cửa lớp, chắn mất đường nhìn của chị tới bé Sơn, chị lại thở dài.
Đã lâu, tôi mới bắt gặp lại được chiếc cặp ba lá, nó đậu trễ nải trên mái tóc người đàn bà nông thôn. Cặp ba lá nghiêng theo mái đầu dựa vào khung cửa của chị Hạnh. Chắc hẳn, nó cũng đã mệt mỏi lắm rồi theo những tháng ngày cùng chị Hạnh bám trụ ở viện Nhi.
Chị không rời mắt khỏi bé Sơn đang ngồi bàn đầu trong lớp, ngay cả khi nói chuyện với tôi. Trên khuôn mặt xương xẩu của chị, xương mũi, xương trán, xương gò má, xương quai hàm, xương cằm đều nhô ra. Vì thế, đôi mắt chị, trở thành điểm nhấn khi tụt sâu lút vào trong toàn những thứ nhô ra ấy.
Bé Sơn, 7 tuổi, căn bệnh ung thư hạch hành hạ em khiến lưỡi tụt, cổ họng co rút. Bữa sáng, chị Hạnh mua 1.000 đồng xôi, Sơn cũng chỉ ăn được 1 miếng. Buổi trưa, nếu Sơn ăn cơm, cũng chỉ được 1 thìa. Chị Hạnh bảo con ăn ít lắm, mỗi lần ăn rất khổ sở, con phải lấy tay kéo giãn cổ họng cho đỡ đau. Những lúc ấy, Sơn lại bảo: “Mẹ ơi con sắp chết rồi. Con chết đi, mẹ đẻ em bé khác mẹ nhé!”.
Bữa ăn của chị Hạnh từ ngày con nằm viện là 1.000 đồng xôi sau khi con ăn dở thì ăn lại, là suất cơm người phụ trách bếp xót xa dấm dúi cho. Ăn xin mãi cũng ngại, chị đành cầm hơi bằng mì tôm.
“Con thế này còn thiết gì nữa hả cô. Mì tôm hay cao lương mĩ vị đều như rơm cả ý mà” - chị Hạnh lại thở dài khi có đôi ba người ngó nghiêng vào lớp học, che mất đường nhìn của chị tới con trai.
Bài trên Bee.net
_________________________________________________
Con gái, chiều nay trời vẫn ảm đạm như mùa đông vốn thế, ngoài trời mọi người vẫn nô nức xuống phố mua sắm để chuẩn bị cho ngày tết đang đến gần. Mẹ nhàn tản ngồi lướt blog, FB, các trang báo…Mẹ đọc được bài này, cảm xúc chợt ùa về, mắt mẹ cay nồng, lã chã….
Ngày cuối năm rồi, xuân đang đến gần mẹ con mình cùng chúc cho các em bé ấy vẫn đâm trồi, nở hoa một cách phi thường nhất.
Mong các con sau một đêm ngon giấc sẽ đón chào một bình mình mới và ấm êm trong vòng tay mẹ!
Mẹ ơi, ngày mai con chết!
Mẹ ơi, người ta vẫn bảo
“ Về đi em đường trần có gì vui”
Nhưng con thấy đường trần vui lắm
Bởi nơi ấy có mẹ của con
Đường trần con đang ngắn lại
Mẹ đừng lên chùa thỉnh kinh
Đừng đốt quá nhiều hương khói
Phật biết cay mắt bao giờ!
Ngày con xa mẹ rất gần
Mẹ ôm con lòng… vụn vỡ
Cha con ngục đầu…bất lực
Bóng đêm ôm khít bờ vai
Con sẽ là cơn gió mát
Vờn bầu sữa mẹ ấm êm
Mẹ ơi, ngày mai con chết
Mẹ đừng tắt nắng trên môi
Mẹ hãy sinh em bé khác
Cho bà cho bố cùng vui
Mẹ ơi ngày mai con chết
Nếu thoảng thấy nắng ngoài hiên
Mẹ nhìn lên trời nheo mắt
Đừng nhột bởi cái hôn con
Con sẽ thì thầm trong gió
Con yêu mẹ, mẹ ơi…!
Người mẹ trẻ kia không quen anh ta. Nhưng mấy từ khô khốc đó như một liều thuốc cắt cơn, khiến chị ngừng ngay cơn nấc. Tôi chợt hiểu, nếu người mẹ, người cha quỵ trong lúc này, thì con họ sẽ ra sao? Nước mắt người đàn ông lăn lộn với đứa con bị ung thư máu kia, đã bị cô lại mất rồi.
Dịch tiếng khóc của con
Nhưng có muốn “gò” làm sao thì nụ cười vẫn
méo mó. Chị Đoàn Thanh Hoa, mẹ bệnh nhi 7 tháng tuổi Lương Quang Minh ở Nam
Định cứ cố mỉm cười với chúng tôi nhưng đôi môi thì không những bần bật theo
từng câu nói, mà cả khi chị im lặng, nó cũng run lên. Nước mắt bị ngăn lại một
cách lấp liếm, thành ra đôi mắt cứ đỏ lên.
Dù
cố gắng, chị Hoa cũng không cố "gò" nước mắt thành nụ cười được.
|
Bé Minh khóc u a, chị Hoa dịch ngay tiếng u a ấy thành tiếng “ăn”. Chị nựng: “Ăn à con? Mẹ cho ti ti nhé! Ti ti nào!”. Chị đưa cả hai tay nâng cái đầu to tướng vì mắc bệnh não ngập nước của bé Minh, ầng ậng nói với tôi: “Đầu bé nặng lắm”. Minh khuơ khuơ hai chân, hai tay tí xíu, cái đầu phồng như quả bóng bay, nhẵn bóng, không tự nghiêng cái đầu nặng nước tìm bầu vú mẹ được, lại u a, u a.
Chị Hoa hai tay nghiêng đầu con vào ngực mình, rồi rút bàn tay phải ra vuốt ve thằng bé. Chỉ riêng cái đầu 7 tháng tuổi này, có lẽ đã nặng bằng cả chân tay thân mình nó cộng lại. Minh ngậm được vú mẹ, mút chóp chép ngon lành. Bé hân hoan đón dòng sữa mẹ như thể căn bệnh não quái ác kia chưa từng hành hạ nó.
Bé như phiêu diêu trong niềm du lạc của sự ngọt ngào, như quên đi hết thảy những cơn co cứng người, đau đớn vì sự hành hạ của bệnh tật, quên đi những lúc mẹ ôm bé lao vào phòng cấp cứu. Giờ này, bố đang trát từng bay vữa, xếp từng viên gạch để gom góp tiền cuối tuần mang lên thuốc thang cho bé.
Bé bé bỏng quá, chỉ có thể u a, đâu đã một lần được gọi tiếng mẹ, đâu đã một lần gọi được tên cha, đâu có thể hiểu được nỗi đớn đau khi số tiền com cóp được để chữa bệnh cho con bị móc hết trên xe buýt. Cha bị móc túi mất tiền chữa bệnh cho con, tự đấm ngực dằn vặt, cả bệnh viện Nhi này biết, mà bé con, chưa đủ lớn để 1 lần thấy sự đau đớn dằn vặt ấy của cha.
Tôi và chị Hoa, cuối cùng đều ngồi im lặng. Lời nào, thanh âm nào lúc này, cũng là sự thừa thãi, vô duyên.
Mì tôm hay cao lương mĩ vị đều như rơm
Hôm nay, lớp học hi vọng vắng hơn. “Trở trời, các con lại mệt hơn đây”, cô phụ trách lớp học thở dài thườn thượt, nhìn ra ngoài trời mưa bụi đang giăng. Một bé trai lảo đảo đi ra khỏi lớp, mặt tái dại, bước chân run. Các cô chú tình nguyện viên vội đỡ bé đưa trở về khoa điều trị.
Chị Hạnh không một lần nhìn tôi, ôm chiếc áo đau đáu
nhìn con trong lớp học Hi vọng.
|
Vậy là chị Hạnh ôm chiếc áo khư khư trên tay, đứng dựa vào khung cửa kính ngoài hành lang nhìn đau đáu vào lớp học. Thỉnh thoảng, lại có dăm người lố nhố ở cửa lớp, chắn mất đường nhìn của chị tới bé Sơn, chị lại thở dài.
Đã lâu, tôi mới bắt gặp lại được chiếc cặp ba lá, nó đậu trễ nải trên mái tóc người đàn bà nông thôn. Cặp ba lá nghiêng theo mái đầu dựa vào khung cửa của chị Hạnh. Chắc hẳn, nó cũng đã mệt mỏi lắm rồi theo những tháng ngày cùng chị Hạnh bám trụ ở viện Nhi.
Chị không rời mắt khỏi bé Sơn đang ngồi bàn đầu trong lớp, ngay cả khi nói chuyện với tôi. Trên khuôn mặt xương xẩu của chị, xương mũi, xương trán, xương gò má, xương quai hàm, xương cằm đều nhô ra. Vì thế, đôi mắt chị, trở thành điểm nhấn khi tụt sâu lút vào trong toàn những thứ nhô ra ấy.
Bé Sơn, 7 tuổi, căn bệnh ung thư hạch hành hạ em khiến lưỡi tụt, cổ họng co rút. Bữa sáng, chị Hạnh mua 1.000 đồng xôi, Sơn cũng chỉ ăn được 1 miếng. Buổi trưa, nếu Sơn ăn cơm, cũng chỉ được 1 thìa. Chị Hạnh bảo con ăn ít lắm, mỗi lần ăn rất khổ sở, con phải lấy tay kéo giãn cổ họng cho đỡ đau. Những lúc ấy, Sơn lại bảo: “Mẹ ơi con sắp chết rồi. Con chết đi, mẹ đẻ em bé khác mẹ nhé!”.
Bữa ăn của chị Hạnh từ ngày con nằm viện là 1.000 đồng xôi sau khi con ăn dở thì ăn lại, là suất cơm người phụ trách bếp xót xa dấm dúi cho. Ăn xin mãi cũng ngại, chị đành cầm hơi bằng mì tôm.
“Con thế này còn thiết gì nữa hả cô. Mì tôm hay cao lương mĩ vị đều như rơm cả ý mà” - chị Hạnh lại thở dài khi có đôi ba người ngó nghiêng vào lớp học, che mất đường nhìn của chị tới con trai.
Bài trên Bee.net
_________________________________________________
Con gái, chiều nay trời vẫn ảm đạm như mùa đông vốn thế, ngoài trời mọi người vẫn nô nức xuống phố mua sắm để chuẩn bị cho ngày tết đang đến gần. Mẹ nhàn tản ngồi lướt blog, FB, các trang báo…Mẹ đọc được bài này, cảm xúc chợt ùa về, mắt mẹ cay nồng, lã chã….
Ngày cuối năm rồi, xuân đang đến gần mẹ con mình cùng chúc cho các em bé ấy vẫn đâm trồi, nở hoa một cách phi thường nhất.
Mong các con sau một đêm ngon giấc sẽ đón chào một bình mình mới và ấm êm trong vòng tay mẹ!
Mẹ ơi, ngày mai con chết!
Mẹ ơi, người ta vẫn bảo
“ Về đi em đường trần có gì vui”
Nhưng con thấy đường trần vui lắm
Bởi nơi ấy có mẹ của con
Có những đêm trăng tròn như quả bóng
Trong gió mẹ khẽ hát ru
Có những hoàng hôn rải đầy nắng mật
Mẹ căng cánh diều vi vút cùng con
Mẹ ơi đường trần, nơi ấy
Có gầy guộc một thân cò
Sớm hôm lặn lội khuya vắng
Mong con bát cơm đủ đầy
Mẹ ơi, đường trần con đứt
Không phải tại con không ngoan
Chắc tại ông trời ghen tỵ
Muốn chia rẽ mẹ con mìnhĐường trần con đang ngắn lại
Mẹ đừng lên chùa thỉnh kinh
Đừng đốt quá nhiều hương khói
Phật biết cay mắt bao giờ!
Ngày con xa mẹ rất gần
Mẹ ôm con lòng… vụn vỡ
Cha con ngục đầu…bất lực
Bóng đêm ôm khít bờ vai
Mẹ ơi ngày mai con chết
Nhức nhối bầu sữa căng trònCon sẽ là cơn gió mát
Vờn bầu sữa mẹ ấm êm
Mẹ ơi, ngày mai con chết
Mẹ đừng tắt nắng trên môi
Mẹ hãy sinh em bé khác
Cho bà cho bố cùng vui
Mẹ ơi ngày mai con chết
Nếu thoảng thấy nắng ngoài hiên
Mẹ nhìn lên trời nheo mắt
Đừng nhột bởi cái hôn con
Con yêu mẹ, mẹ ơi…!
Hạ Ly ( Ngày cuối năm ảm đạm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét